Trang chủ » Sài Gòn » Ẩm thực Sài Gòn » 9 món ăn đường phố Sài Gòn không thể bỏ qua

9 món ăn đường phố Sài Gòn không thể bỏ qua

by Tiểu San
0 comment
9 món ăn đường phố Sài Gòn không thể bỏ qua

Sài Gòn một nền ẩm thực với đa dạng món ăn từ Bắc vô Nam hay cả các món Hoa, món Âu, món Á luôn là cảm hứng rất lớn cho mọi người khi đặt chân đến với Vùng đất mang tên Bác.

Blog Travel sẽ điểm danh một vài món ăn không phải sang trọng trong các nhà hàng 4-5 sao nhưng vẫn đem lại một hương vị rất đặc biệt khi một người lần đầu đến Việt Nam và đặt chân vào Sài Gòn.

#Phở

Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với các loại thịt,… cắt lát mỏng. Phở thường là phở bò, nhưng cũng có phở gà, phở heo, phở tôm,… Khi vào đến Sài Gòn, phở vẫn giữ nguyên hương vị nhưng được các quán ăn phục vụ thêm đĩa rau sống tươi ngon gồm: mùi tàu, rau húng quế, giá…và tương đen, tương ớt, ớt thái, bột ớt ngũ vị.

Phở được ăn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày tùy theo sở thích của mỗi người. Nhưng với người Sài Gòn thì phở thường được ăn vào buổi sáng hoặc tối. Vì khi sáng dậy được ăn một tô phở nóng thì thật sự không còn gì bằng và các buổi tối cũng vậy.

#Bánh mì Sài Gòn

Đối với mọi người dân Sài Gòn thì bánh mì dường như là một món ăn rất hàng ngày, luôn được bay bán khắp đường phố Sài Gòn.

Bánh thường được nướng nóng giòn từ trước, được rạch một đường dọc theo thân bánh và cho lần lượt theo thứ tự gia vị, bơ, thịt (hoặc trứng, chả, thịt xá xíu,…), gắp một chút rau (dưa chuột, rau mùi, hành,…) để lên trên phần nhân thịt đã có và rưới nước sốt (tương ớt, xì dầu,…).

READ  Ẩm thực miền Tây tại Sài Gòn

Ngoài bánh mì thịt ra còn có bánh mì chay với các loại món chay hoặc bánh mì bơ sữa ăn rất ngọt và thơm mùi bơ.

#Bánh xèo

Bánh xèo là một loại bánh đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Nhưng khi vào đến Sài Gòn, bánh xèo trở thành món ăn rất được ưa chuộng từ hàng quán bình dân đến các nhà hàng sang trọng. Khi thưởng thức bánh xèo miền Nam, du khách thích thú nhất là được ăn kèm theo đĩa rau sống vô cùng phong phú với các loại lá đặc trưng như lá lụa, đọt xoài…cùng một bát nước chấm vô cùng ngon với nước mắm, đồ chua, ít đường, thêm một chút gia vị tùy theo mỗi quán.

#Chè Sài Gòn

Không vùng đất nào lại quy tụ được nhiều món chè như ở Sài Gòn. Với đặc trưng giao thoa vùng đất cộng cư nhiều nguồn dân này, chè Sài Gòn cực kỳ phong phú về hương vị, màu sắc và “thể loại”… Giới ẩm thực bình luận rằng chè Hà Nội chú trọng hương vị, chè Huế chú trọng hình thức, còn chè Sài Gòn rất chú trọng nguyên liệu. Nhưng chưa hết, chè Sài Gòn là sự pha trộn sắc màu lấp lánh với nhiều loại chè khác nhau.

Và cũng rất ít vùng đất nào bán chè của người Hoa ở Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh, hay chè mâm (với 15-16 món chè trên một mâm chè). Đặc biệt hơn nữa là Chè Sài Gòn thì dường như bất kỳ nhà nào cũng có thể nấu được và mỗi nhà một vị khác nhau nhưng đều có nét đặc trưng riêng.

READ  Món ẩm thực Sài Gòn được nhiều người yêu thích

#Phá lấu

Từ lâu phá lấu đã là một món ăn vặt, dân dã mà ngon miệng của người dân Sài Gòn. Từ trẻ nhỏ cho đến người già, ai cũng có thể nghiền món này đến lạ. Phá lấu là món ăn làm từ nội tạng của động vật. Có rất nhiều loại phá lấu: phá lấu heo, phá lấu gà vịt, phá lấu bò… Nhưng phá lấu bò là món mà dân nghiền ăn thích hơn cả. Món này người mới ăn có thể không quen, nhưng ăn tới lần thứ 3 là “ghiền”.

Trong phá lấu ngoài thịt, gia vị, nội tạng động vật còn có cả các loại củ đi chung. Phá lấu thường được ăn với bánh mì không, với bún…

#Gỏi cuốn

Món ăn này được bắt gặp ở bất cứ đâu trên khắp phố phường Sài Gòn. Chỉ một lát bánh tráng mỏng làm lớp ngoài, bên trong cuộn vài con tôm luộc bóc vỏ tươi đỏ, thịt lợn nạc, bún, rau thơm, vài cọng hẹ sống và một chén tương nước chấm, gỏi cuốn trở thành món quà vặt được nhiều người ưa thích. Tinh hoa của món gỏi cuốn nằm ở chén nước chấm. Mỗi quán đều có bí quyết pha chế nước chấm riêng cho từng loại cuốn với hương vị không lẫn vào đâu được.

Gỏi cuốn với giá rất rẻ chỉ từ 2,500-3000/cuốn với 1 bát nước chấm là thực khách có thể ăn được món ngon mà không cần phải vô nhà hàng sang trọng mới ăn được.

#Súp cua

Là một trong những món điểm tâm bình dân được nhiều người ưa chuộng tại Sài Gòn. Với nguyên liệu chính là thịt cua, nấm rơm, trứng cút và bột măng, cộng thêm các loại gia vị như hành ngò, tiêu bột…, người ăn lần đầu dễ có cảm giác lạ miệng bởi vị của súp, nhưng sau đó sẽ nhanh chóng “ghiền” món ăn nhiều chất bổ này. Sài Gòn sau mỗi chiều mưa, những quán súp cua ở khắp các ngõ hẻm lại tấp nập người ghé đến…

READ  Tản mạn Sài Gòn chiều mưa

Sau nhiều lần hòa trộn gia vị với nhau, ngày nay còn có súp cua trứng bách thảo ăn rất đậm vị và ngon vô cùng.

#Bánh tráng trộn

Là một trong số những món bình dân có nguyên liệu chế biến đơn giản nhất. Chỉ với bánh tráng cắt vụn, tép khô, mực tẩm xé sợi, trứng cút, nhưng khi trộn đều với nước tương và rau răm, xoài băm nhỏ, đậu phộng món ăn lại mang một hương vị khá thơm ngon, ăn hoài không chán. Mặc dù không được đánh giá cao về dinh dưỡng, bánh tráng trộn đến nay vẫn luôn nằm trong top lựa chọn các món ăn vặt của giới trẻ Sài Gòn vì mức độ ngon và tiện lợi.

#Hủ tiếu gõ

Hình ảnh chiếc xe đẩy bán hủ tiếu gõ hoặc chiếc xe đạp với tiếng gõ lách cách dạo quanh tất cả con đường gắn liền với văn hóa ẩm thực Sài Gòn hơn 100 năm nay. Những chiếc xe bán hủ tiếu đến nay gần như vẫn còn giữ nguyên cách buôn bán lề đường, đặc biệt là là tiếng gõ “lách cách” đặc trưng.

Hình ảnh mà mỗi tới tầm 8-9h là các quán hủ tiếu gõ lề đường đông người ngồi ăn và đợi tới món mà mình gọi ra cũng là một hình ảnh vô cùng đẹp trong mắt bạn bè khắp nơi.

Hãy cùng Blog Travel điểm danh một vài món ăn ngon khác ở kỳ sau của bài viết về Sài Gòn.

You may also like

Leave a Comment