Vị trí
Địa lý Hà Nội thuộc đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía Tầy giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bỉnh. Thành phố Hà Nội ở vị trí từ 20°25’ vĩ độ Bắc và từ 105° 15’ đến 106°03’ kinh độ Đông.
- Diện tích: 920,6 Km2
- Số dân: 2.672.122 người
- Mật độ số dân: 2.902,6 người / Km2 (theo số liệu năm 2000)
Khí hậu
Khí hậu Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có gió mùa. Nếu phân chia thật chi tiết và tinh tế, Hà Nội cố đủ bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhưng để giúp người ở xa dễ nhận biết khí hậu Hà Nội khi chuẩn bị đến thủ đô này, có thể tạm chia thành 2 mùa chính là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, đây là thời kỳ giá lạnh, không mưa to. Từ tháng 1 đến tháng 3 vẫn có giá lạnh nhưng là tiết Xuân nên có mưa nhẹ (mưa Xuân) đủ độ ẩm cho cây cối đâm trồi nảy lộc. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng có mưa to và bão. Trong các tháng 9, 10 Hà Nội có những ngày thu. Mùa Thu Hà Nội trời trong xanh, gió mát. Những ngày cuối thu se se lạnh và nhanh chóng hoà nhập vào mùa Đông.
Nhiệt độ trung bình mùa Đông: 17,2°c (lúc thấp nhất xuống tới 5°C). Trung bình mùa hạ: 29,2°c (lúc cao nhất lên tới 40°C). Nhiệt độ trung bình cả nãm: 23,2°c. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800 mm.
Sông Hồng là vùng đất cổ, Hà Nội được sông Hồng và các phụ lưu bồi đắp tạo nên, do đổ Hà Nội gắn bổ với sông Hòng mật thiết như con với mẹ. Xưa kia người ta đã gọi sông Hồng là sông Cái- sông Mẹ. Tên gọi Hà Nội cổ ý nghĩa là vùng đất bên trong sông. Đoạn sồng Hồng ôm lấy Hà Nội dài gần 100 km chiếm 1/5 chiều dài của sông Hồng trên đất Việt Nam. Hà Nội có hơn 150 km đê sông Hồng.
Các sông khác chày qua Hà Nội là sông Đường, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Đặc biệt sông Tô Lịch đã được nhắc đến nhiều trong văn chương Hà Nội xưa như một con sông đẹp chảy trong lòng thành phố. Ngày nay, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu chỉ cổ giá trị như một hệ thống thoát nước cho thành phố. Nhà nước đã có kế hoạch cải tạo hai con sông này để trả lại vẻ đẹp ban đầu.
Hồ Hà Nội là thành phố của những hồ đẹp 18 hồ với diện tích mặt nước hơn 220 ha. Những hồ nổi tiếng đã đi vào văn thơ là hồ Hpàn Kiếm (hồ Gươm), Hồ Tầy, Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thủ lệ, hồ Giảng Võ… đổ còn là những lá phổi xanh của thành phố với vườn hoa và hàng hàng, lớp lớp cây xanh tạo cho thành phố nguồn sinh lực trong thiên nhiên tươi mát.
Hiếm có thủ đô nào với diện tích không lớn lắm mà có nhiều hồ như Hà Nội. Khoảng 5000 năm trước, dòng sông Hồng chảy qua khu vực nội thành hiện nay sau đo dòng sông ngày càng tiến về phía đông, để lại khúc sông Hòng và những bãi phù sa. Phù sa lấp dàn khúc sông cổ ấy và tạo thành đất đai nội thành thủ đô. Những nơi sâu nhất của khúc sông cổ ấy chưa bị phù sa bồi lấp chính là các hồ hiện nay.
Cũng do vị trí kiến tạo đặc biệt, Hà Nội nằm ở vị trí không bị động đất lớn và là một thành phố sông – hồ.
Giao thông
Giao thông Hiện nay Hà Nội đang chuyển mình cùng cả nước, hàng loạt phố mới, với những đại lộ, đường cao cấp ra đời. Nhiều khách sạn, công sở cao tầng hiện đại, đan xen với các khu phố cổ tạo nên một dáng vẻ mới cho thành phố gần 1000 năm. Sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 40 km. Đây là một trong hai sân bay lớn nhất nước với nhiều đường bay trong và ngoài nước. Sân bay đang được xây dựng lại thành một sân bay hiện đại.
Khu vực hành chính
Khu vực hành chính: Hà Nội chia thành 7 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành.
Quận Hoàn Kiếm là trung tâm Thủ đô, có các cơ quan đầu não của thành phố, các khu thương mại lớn, các nghê thu công truyền thông. Tbàn bộ khu phô cổ trong danh mục bảo tôn di sản nằm trong quận này.
Quận Ba Đình có quảng trường Ba Đình lịch sử và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là khu vực cổ nhiều cơ quan Chính phủ, nhiều đại sứ quán các nước và các di tích lịch sử thắng cảnh.
Quân Đống Đa có nhiều khu dân cư lớn, mới xây dựng trong vòng hai, ba thập kỷ gần đây như: khu Kim Liên, Trung Tự. Quận Đống Đa còn nhiều di tích lịch sử như gò Đống Đa, chùa Bộc, chùa Láng…
Quận Hai Bà Trưng cổ nhiều công trình mới xây dựng đã và đang hình thành trên trục đường Giải Phổng (quốc lộ 1). Một làng đại học phía Nam thành phố đã bước đầu hình thành với Bộ Giáo dục và đào tạo, các trường đại học Bách khoa, Xây dựng, Kinh tế Quốc dân v.v.
Quận Tây Hồ được thành lập tháng 10 năm 1995 do yêu cầu phát triển của Thủ đô. Mặt nước hồ chiếm 48% diện tích toàn quận. Nơi đây đã nổi danh với những làng hoa đào Nhật lần, làng quất Quảng Bá, làng cây cảnh Nghi làm… và hơn 20 di tích lịch sử được Nhà nước xếp hạng là thế mạnh của quận. Một dự án xây dựng quận Tầy Hồ thành trung tâm du lịch của Hà Nội đang được thực thi từng bước.
Quận Thanh Xuân mới thành lập tháng 1 năm 1997. Địa bàn quận nằm theo trục đường lớn mang tên danh nhân Nguyễn Trãi. Có nhiều trường đại học như: Ngoại ngữ, Kiến trúc, Cao đẳng sư phạm nhạc hoạ, An ninh V.V..
Quận Câu Giấy mới thành lập tháng 8-1997. Nơi đây là khu dân cư mới xây dựng, bên cạnh đường cao tốc Thăng Long – Nộí Bài. Nhiều trường học, viện nghiên cứu được xây dựng ở quận Cầu Giấy.